Việc sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế và ứng dụng y học sẽ là yêu cầu bắt buộc

SKĐS – Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, trong thời gian tới, việc sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế và ứng dụng y học trong xây dựng chính sách sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc, nhất là đối với việc lựa chọn các thuốc, công nghệ khám chữa bệnh và tài chính y tế.

Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ nhiệm vụ quan trọng của hệ thống y tế là “Xây dựng các tiêu chuẩn và triển khai công tác đánh giá công nghệ y tế để xác định các can thiệp y tế có hiệu lực, hiệu quả, chi phí thấp, bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế“.

Trong thời gian tới, việc sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế và ứng dụng y học trong xây dựng chính sách sẽ không còn mang tính khuyến khích mà sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc, nhất là đối với việc lựa chọn các thuốc, công nghệ khám chữa bệnh và tài chính y tế.

Thứ trưởng - Ảnh 1.Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh, trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng…

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế đã nhấn mạnh điều này tại Hội nghị khoa học toàn quốc năm 2022, do Tổng hội y học Việt Nam tổ chức với chủ đề “Nghiên cứu và ứng dụng trong y học” diễn ra ngày 25/11 tại Hà Nội.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; đổi mới hệ thống y tế, đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng; việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã được quản lý và sử dụng có hiệu quả.

Việc sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế và ứng dụng y học sẽ là yêu cầu bắt buộc
 - Ảnh 2.Các đại biểu dự hội nghị.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vừa qua, toàn ngành y tế vừa thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch vừa thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu được giao theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và nghiên cứu hoàn thiện các chiến lược đổi mới trung hạn và dài hạn của ngành y tế.

Có được những kết quả đó, Bộ Y tế đánh giá cao vai trò, đóng góp của Tổng hội Y học Việt Nam trong việc đoàn kết, tập hợp các trí thức trong ngành y, đồng hành cùng ngành y tế triển khai các hoạt động như: Tuyên truyền giáo dục sức khỏe, tập huấn y đức y nghiệp, phòng chống COVID-19; tư vấn phản biện và giám định xã hội; tổ chức các sự kiện chia sẻ, cập nhật các kiến thức y khoa góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phòng, chống dịch bệnh, khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe nhân dân…

Thứ trưởng - Ảnh 2.

PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho hay, Tổng hội và các hội thành viên đồng hành cùng ngành y tế trong công tác phòng chống COVID-19 và các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho hay trong hơn hai năm qua, cùng với cả nước, Tổng hội và các hội thành viên đồng hành cùng ngành y tế trong công tác phòng chống COVID-19 và các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trong phòng chống COVID-19;

Tư vấn phản biện và giám định xã hội; phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, đào tạo, tập huấn cập nhật kiến thức y khoa góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phòng, chống dịch bệnh, khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe nhân dân…

Việc sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế và ứng dụng y học sẽ là yêu cầu bắt buộc
 - Ảnh 4.

GS.TS Nguyễn Văn Kính – Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam báo cáo tổng quan về các bệnh truyền nhiễm, mới nổi, tái nổi trong 2 năm 2021-2022.

Theo Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Hội nghị khoa học thường niên năm 2022 là một trong các nội dung phối hợp giữa Bộ Y tế và Tổng hội Y học Việt Nam tại Nghị quyết liên tịch số 04/NQLT-BYT-THYH đã được hai bên tổ chức thực hiện có hiệu quả, được đánh giá cao.

Tại hội nghị Thứ trưởng Bộ Y tế và các đại biểu đã nghe các chuyên gia báo cáo chuyên đề về bệnh không lây nhiễm, bệnh lý miễn dịch sẽ là dịp để trao đổi, chia sẻ kết quả nghiên cứu, cập nhật các kiến thức y khoa từ các đơn vị, chuyên gia trong nước và trên thế giới, với mục tiêu chung là chia sẻ các nghiên cứu, cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng trong phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân.

Bên lề hội nghị lần này đã diễn ra Hội thảo chuyên gia về chủ đề Quản lý bệnh hiếm và định hướng xây dựng chính sách hỗ trợ bệnh nhân bệnh hiếm.

Đây là diễn đàn để các chuyển gia lâm sàng từ các bệnh viện, các trường Đại học và các chuyên gia về xây dựng chính sách đến từ các cơ quan quản lý nhà nước chia sẻ, cập nhật các thông tin, những tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân bệnh hiếm với mong muốn tạo điều kiện tốt hơn, chất lượng hơn trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân bệnh hiếm tại Việt Nam.

Cũng tại Hội nghị, với mong muốn thực hiện các biện pháp dự phòng, phát hiện ung thư sớm cho đại biểu tham dự, Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với đơn vị chuyên môn triển khai chương trình xét nghiệm miễn phí nhằm tầm soát, phát hiện sớm các loại ung thư phổ biến như ung thư vú, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại-trực tràng…

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *